Sắp chuẩn bị bước sang tháng 7 âm lịch, hay còn gọi là tháng cô hồn. Nhiều nhà chuẩn bị sắp xếp, bao sái (lau dọn) bàn thờ để Rằm tháng 7 đón gia tiên về được sạch sẽ. Thời gian bao sái và dọn sao để không “phạm” điều cấm kỵ là điều mà rất nhiều người không biết. Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Thờ phụng là trách nhiệm, luân lý của người Việt, thể hiện tình cảm, niềm tin huyết thống gia đình, tổ tiên. Việc bao sái bàn thờ ai làm cũng được, không cứ phải chọn lựa, nhất là nhà ở đô thị, việc thờ cúng bao sái không còn phân biệt rạch ròi như trước. Người bao sái bàn thờ làm việc cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ. Cả những tấm ảnh bố mẹ ông bà để thờ lâu ngày, nếu bao sái không cẩn thận mà bị hỏng, rách thì không sao có lại được nữa.
Thời điểm này không nên động tới bát hương
Theo các nhà tâm linh, bàn thờ là nơi linh thiêng, ngày thường chỉ cần bao sái sạch sẽ, không nên tùy tiện động chạm di chuyển, đặc biệt là dịch chuyển bát hương là điều tối kỵ không nên làm, vì các vị khó an vị để phù hộ cho con cháu. Trước các dịp lễ, Tết các gia đình lau dọn bàn thờ gọi là lễ “bao sái”, nhằm tẩy rửa, lau dọn sạch sẽ tất đồ thờ tự. Thời gian bao sái tốt nhất nên chọn vào dịp cuối tháng.
<<< Xem thêm: Cách bố trí phòng thờ mang lại tài lộc và thịnh vượng cho gia chủThời điểm bao sái tổng thể bàn thờ dịp Rằm tháng 7 âm lịch cần làm từ cuối tháng 6 âm lịch. Sang đầu tháng 7 chỉ nên lau dọn đèn nến, đồ thờ, chứ không nên nhổ bỏ chân hương, dịch chuyển bát hương nữa. Bởi về mặt tâm linh vẫn nên tôn trọng nếp xưa và làm như thế là “động” bát hương, không tốt.
Còn khi muốn thay bát hương, tỉa bỏ chân hương bày tỏ lòng thành kính và tránh hỏa hoạn thì cũng nên chờ tới cuối tháng hoặc tốt nhất là cuối năm.
Trên đây là những gợi ý mà Đồ gỗ Hưng Long giới thiệu đến các bạn, chúng tôi mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp ích được cho gia đình bạn.