Trong thế giời đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp không thể quen nhắc đến sản phẩm sập trang trí. Nhưng thực chất thì sập không cứ nhất thiết phải được làm từ gỗ Gụ, sập còn được làm từ gỗ Lim, Trắc, Mun, Hương,….
Sập được làm từ nhiều loại gỗ phổ thông của dân miền Bắc:
Từ đời xa xưa người dân còn rất nghèo về phương tiện vận chuyển, khai tác các sản phẩm thô sợ lạc hậu để có thể sở hữu được một sản phẩm đồ gỗ nội thất thông thường nhất cho một gia đình đó là một điều khá khó khăn
Chính vì thế khi nói đến đồ gỗ người ta thường hay nhắc đến sập gụ, tủ chè, những sản phẩm này thường có ở những gia đình địa chủ giàu có. Các sản phẩm đều được làm từ gỗ quý, chính vì thế nền các loại Sập gỗ cổ thường có số đo khác xa với những kiểu Sập thời nay. Sập cổ thường có chân vuông với kích thước 16cm còn sập ngày này thường được làm chân vuông với 20cm còn phần khung mặt thường chỉ dầy khoảng 5cm với sập ngày nay thì dày khoảng 7cm đến 10 cm.
Đa dạng mẫu sập Gụ cao cấp Đồ gỗ Hưng Long:
Trong thế giới chời đồ cổ nội thất gỗ mỹ nghệ giới chơi có nhiều gu chơi khác nhau. Về mức độ thẩm mỹ thì phần lớn sập gỗ cổ không đẹp nhưng lại rất mắc tiền, đặc biệt về những sản phẩm cung đình tầm cỡ tiền tỷ rất dễ hiều. Bởi chỉ có sự tinh tỷ mỷ, tinh xảo thì tất cả những nghệ nhân làng nghề vẫn có thể khắc phụ được những tuổi đời và dấu ấn theo thời gian muôn thuở.
Ván xẻ dầy trắc nặng đắt tiền . Ở những chiếc sập thông thường độ dầy của thành sập tiêu chuẩn giao động từ 6 tới 10 cm nhưng cũng có thể làm dầy cỡ 20 cm
Còn mặt sập thông thường là 2 lá nhưng gu này họ thích sập 1 lá ( Vậy như thế nào là 2 lá 1 lá ) Mặt Sập 1 lá là một miếng gỗ liền khối với sập thông thường 1m 60 thì mảnh ván có chiều ngang là 1m20 cm với sập đại 2 m thì ngang phải 1m60 cm . Phàm là cây gỗ có đường kính tới vậy thì tuổi thọ nó phải cỡ Nghìn năm . Còn 2 lá là 2 miếng ván ghép bởi vậy mới có sự chênh lệch giữa sập một lá và 2 lá tới vài chục triệu đồng . Vơi những sập 1 lá chỉ có thể là gỗ gụ hoặc gỗ Hương còn trắc hoặc mun là điều kg tưởng vì trên thực tế những loại gỗ nhóm 1A trong tự nhiên chúng sinh trưởng rất chậm do đó cũng lý giải thêm 1 thác mắc nữa là ở những chiếc Sập Cổ đại bộ phận là 3 lá vì ngày đó gỗ rất quý hiếm …
Đồ gỗ sập khảm? Đồ gỗ sập khảm ngọc trai đẹp
Đồ gỗ mỹ nghệ quý như Sập phải có đường chạm chổ tinh xao đầu tư nhiêu công sức . Ở sập thì có tới vài chục mẫu khác nhau . Nhưng mẫu sập phức tạp nhiều công và cũng đẹp nhất là sập Mai . Cây mai nở hoa bao quanh thân sập 2 chữ chiện đàn chim đàn sóc bao quanh .. kế đến là sập nho Cả giàn nho bao quanh thân sập chi tiết sinh động phức tạp . Đã là sập thì đều có dãy hạt dưới cổ sập chi tiết này có thể được hỗ trợ bằng máy móc . nhưng cá biệt có những mẫu sập chặt hạt nhở quanh viền trên mặt sập . hạt được chặt bằng tay hạt nhỏ như hạt đậu đen rất sinh động nhưng tốn nhiều công .
Sập gụ tủ chè - sản phẩm đồ gỗ được thiết kế tinh xảo?
Nhưng cá biệt về đồ gỗ mỹ nghệ có sập chạm 4 mặt Dạ theo yêu cầu của khách hàng . công dụng chính của Sập không phải lằm ngủ . Đã là sập thường đi đôi cùng tủ chè và ít người để nó giữa nhà rồi đi chung quanh ngắm nên sập 4 mặt không phổ thông là vậy . Các cụ ngày xưa dùng sập gụ làm chỗ trang trọng để ăn cỗ và tiếp khách quý. đặt trên sập là 1 chiếc( Văn Kỷ ) Văn kỷ giống như cái bàn nhỏ chân thấp ngang 60 dài 80 cm để ngồi bệt uống trà và đàm đâọ giống như Người Nhật Bản …
Trong Ba gu chơi Sập thì mỗi cái có phần ưu phần khuyết giêng biệt người thích nhiều đồ gỗ quý hiếm dầy nặng giữ tiền giữ của . Người chân trong quá khư hoài cổ Người đam mê về tinh xảo nghệ thuật nên số người chơi gần như ngang nhau …
Thực ra nói sập phải nói đến hàng ngang (gỗ và công nghệ lắp dựng), đồ gỗ thì tùy thuộc vào loại gỗ gì và chất lượng gỗ (vân, lõi, độ dày..), còn cách dựng sập thì đa phần thường hay làm sập cổ rời, riêng sập cổ liền đòi hỏi tay nghề cao hơn, cái này sập cổ thường có (loại này vì thế thường là sập nhỏ). Sập hàng ngang đẹp thì tất cả các đường thẳm phải ngay ngắn, vuông vắn, nhất là của mặt khuôn tranh, sự thẳng thớm của mặt và chân sập… nếu không sau vài năm sử dụng sẽ lệch lạc khó coi hoặc không vững chãi.
Thế của sập phải là thượng thu hạ thách để thấy được sự bề thế. Đa phần sập làm Tam diện (có thể có ý kiến khác nhau nhưng chưa phải là hoàn toàn đúng về tam và tứ, vì vậy em cũng không dám bàn thêm) tuy nhiên cá nhân em thấy thường kê sập phải có mặt hồi tựa vào đâu đó nên tam diện là phù hợp, và phần này khuôn tranh thường để hở khe (để sập “thở”, vì nếu là sập mới và rộng thì gỗ có chỗ co ngót). Hàng ngang còn phải tính đến cấu trúc của khuôn tranh (gầm có mấy thang “hét”, ngậm hay không ngậm gỗ ván mặt…) làm cho sập vững chắc. sập để khảm tích thì thường kết hợp một chút chạm, sập chạm thì hoặc là chạm lộng, hoặc chạm kết hợp khảm (ba bông, sập vắt (vải). Ỏ sập tích thì dáng chân: gồm mức độ quỳ, dáng của mắt trâu; dáng dạ cá: dạ tiền khác, dạ hồi khác (người ưa dạ cá bầu, người ưa dạ cá phẳng rồi mới vạt bầu…). Làng nghề Tam Sơn .Đồng Kỵ và các vùng lân cận (ví dụ Vân Hà…) có truyền thống về hàng ngang, Nam Định, Hà Nam và Hà Tây có truyền thống làm đồ gỗ, hàng tinh (ví dụ khảm trai, ốc, hàng kỹ…) Vì vậy giá cả từng loại sập thì thật là… khôn lường. Cùng hàng ngang thì có thể khá đồng nhất giá nhưng khi đã trở thành hàng kĩ thì khó so sánh được giá lắm.Ngoài ra sập cũng khó chơi, chính vì tính đường bệ của sập mà sập quý không kê và sử dụng dễ dãi.