Trước khi chọn cửa hàng ngoài việc phải xem xét đến mối quan hệ giữa con người với môi trường còn phải xem xét đến môi trường làm ăn, kinh doanh của cửa hàng.
Quan niệm phong thủy cho rằng có người là có sinh khí, người càng nhiều, sinh khí càng vượng, sinh khí tốt sẽ đem lại sự hưng thịnh trong buôn bán.
Lựa chọn mở cửa hàng ở những nơi đông dân cư ta có thể chủ động giới thiệu sản phẩm của cửa hàng với khách. Vị trí mà hấp dẫn được khách thì mới có tác dụng thúc đẩy kinh doanh, buôn bán phát tài và đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận. Ngược lại mở cửa hàng ở những nơi vắng vẻ thì đồng nghĩa tự đưa mình vào chỗ khó khăn. Khách hàng sẽ ít dẫn đến doanh thu ít và sẽ phải đóng cửa là điều không thể tránh.
Mặt khác theo phong thủy, người đại diện cho sinh khí, không có người đến cửa hàng thì ắt sẽ thiếu đi sinh khí. Sinh khí mà ít thì Âm khí sẽ mạnh lên.
Một cửa hàng mà Âm khí quá nhiều, không những buôn bán lỗ vốn, nghiêm trọng hơn nó sẽ làm tổn thương đến nguyên khí của chủ cửa hàng, khiến cho cửa hàng phá sản. Chọn vị trí để kinh doanh, đặt cửa hàng đòi hỏi mảnh đất được chọn phải sạch sẽ, khô ráo. Nếu mảnh đất chọn để xây nhà không tốt, ẩm thấp quá hoặc bốc lên mùi hôi thối sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho người cư trú ở đó và đồng thời sẽ không hấp dẫn khách hàng đến cửa hàng. Điều này sẽ đặc biệt bất lợi trong kinh doanh. Dựa trên căn cứ ngũ hành mệnh quái của ngành hàng kinh doanh để chọn hướng cho phù hợp. Ví dụ: Văn phòng luật sư hay trung tâm y tế mở cửa chính hướng Đông. Công ty tài chính, vận tải đường sông, bảo hiểm chọn hướng Tây Bắc, Đông Nam. Ngân hàng, công ty xây dựng, xuất nhập khẩu hướng Bắc hoặc Đông. Nhà hàng, đại lý buôn bán nên chọn hướng Bắc hoặc Đông Nam
Ngoài ra còn phải lưu tâm đến vấn đề nhân khí và sự sầm uất, địa điểm hấp dẫn khách hàng. Nơi đông người, đường cái nên ưu tiên mở hướng cửa hàng về phía đó để đón khách được thuận lợi.
Nếu trường hợp gặp phải hướng xấu xung sát hoặc tà khí thì nên tư vấn thầy phong thủy để hóa giải xung sát tạo thuận lợi cho tài vận được tốt hơn.