Bát Bửu là tên gọi có 8 món vũ khí, được đặt trên giá gỗ, thường bày trong không gian thờ, thể hiện sự uy nghiêm.
Bát bửu là bộ đồ thờ bằng gỗ, sơn son thiếp vàng, gồm 8 vũ khí thời cổ, thường bài trí ở gian giữa trước hậu cung các ngôi đình, đèn, miếu, nghe, chùa. Bát bửu là một trong những kiểu trang trí trong các cơ sở thờ tự của người Trung Hoa, được người Việt tiếp biến và chuyển hóa. Bộ bát bửu ở các không gian thờ tự khác nhau cũng có mô típ khác nhau, có thể phân ra thành 3 loại: trong cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian, trong chùa của Phật giáo và trong văn miếu của Nho giáo, đạo quán của Đạo giáo.
Bộ bát bửu tại cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian
Cơ sở thờ tự tín ngưỡng dân gian là các ngôi đình, đèn, miếu. Bộ bát bửu ở những nơi thờ tự này thường có: mâu, đao, thương, kích, chấp, chùy, trượng, mác. Chúng được bày ở gian giữa, trước hậu cũng theo thế thẳng đứng và cắm trên hai giá. (nếu những loại binh khí này được bày trong phủ đường của các viên quan đứng đầu phủ, đầu tỉnh và bày trên một giá gỗ hình giẻ quạt thì được gọi là bộ chấp kích hay lỗ bộ)
Bộ bát bửu trong chùa của Phật giáo
Trong Phật giáo, bộ bát bửu bao gồm: lá đề, tù và, tàn lọng, cờ, hoa sen, nậm nước cam lộ, cá và dây kết nút; hoặc là bánh xe pháp, tù và ốc, tàn lọng, hoa sen, chữ “vạn”, độc lư bốn chân, dậy kết nút.
Hình tượng lá đề tượng trưng cho sự giác ngộ, hoa sen thể hiện ước muốn về miền cực lạc, bánh xe pháp tượng trưng cho sự nghiệp chuyển pháp luân của đức Phật, chữ “vạn” biểu thị cho sự tốt lành, công đức viên mã, dây kết nút mang ý nghĩa cuộc đời có nhiều phiền não, cần được cởi bỏ, bình nước cam lộ biểu thị cho sự cứu độ chúng sinh của đức Phật Như Lai. Các hình tượng còn lại như tù và ốc, tàn lọng, cá, độc lư bốn chân... không phải chỉ có ở chùa mà có thể có mặt ở những cơ sở thờ tự khác nữa.
Bộ bát bửu ở văn miếu của Nho giáo, đạo quán của Đạo giáo
Tại các văn miếu của đạo Nho và đạo quán của Đạo giáo, bộ bát bửu gồm có: quyển sách, đàn, quạt lông, khánh. Quyển sách là vật dụng quan trọng nhất của nhà Nho, chứa đựng và chuyển tải tư tưởng của các bậc Thánh hiền, là tượng trưng cho sức mạnh của nhà Nho. Biểu tượng quyển sách bao giờ cũng đi kèm với cuốn thư và bút lông. Đàn biểu thị cho thú vui tao nhã, nó thường đi kèm với bầu rượu, túi thơ. Quạt lông biểu tượng cho thú tiêu dao, nhàn tản, còn Khánh biểu tượng cho sự giàu có và thịnh vượng.
Cuốn thư gỗ - Nét đẹp trong tâm linh phòng thờ
Tiện đây, Đồ gỗ Hưng Long cũng xin giới thiệu tới khách hàng một số mẫu bát bửu để quý khách hàng tham khảo:
Với hệ thống sản xuất khép kín tự khai thác nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm hoàn thiện, phân phối trực tiếp từ xưởng đến tay người tiêu dùng, loại bỏ chi phí trung gian. Đồ gỗ Hưng Long cam kết mang đến giải pháp toàn diện từ tư vấn thiết kế đến sản phẩm nội thất hoàn thiện.
-------------------
Đồ gỗ Hưng Long
Địa chỉ : 33 Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội
Hotline : 0945 95 8888 - 0932 30 8888 (tư vấn miễn phí)